""

Bà bầu có nên tiêm phòng không? Lịch tiêm phòng cho bà bầu như nào?

Trong quá trình mang thai ngoài chế độ dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ còn cần phải nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu cũng như những tác dụng phụ sau khi tiêm nữa. Chắc chắn nhiều chị em chưa biết và cũng chưa hiểu rõ vấn đề này dù đã sinh hơn 1 lần rồi nhé! Vậy nên trong bài viết này mình sẽ chia sẻ thông tin liên quan đến lịch tiêm phòng để mẹ nắm bắt rõ hơn nhé!

CÓ NÊN TIÊM VẮC XIN CHO PHỤ NỮ CHUẨN BỊ MANG THAI KHÔNG?

Theo các chuyên gia nhận định, khi mang thai, hệ miễn dịch của chị em sẽ yếu hơn so với bình thường nên có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn thì hãy tham khảo 4 lý do nên tiêm phòng trước khi mang thai dưới đây nhé!

Bà bầu và thai nhi dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm

Như đã chia sẻ, trong giai đoạn thai kỳ, hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ hoạt động yếu hơn bình thường, nguy cơ mắc các bệnh cũng tăng lên. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chị em nên tiêm phòng vắc sin trước khi mang thai và trong khi mang thai là giải pháp bảo vệ mẹ và bé tốt nhất trong 9 tháng thai kỳ.

 lịch tiêm phòng cho bà bầu

Chị em mang bầu cần tiêm vắc xin để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi tốt nhất

Sức khỏe thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Nếu mẹ bầu bị mắc 1 số bệnh truyền nhiễm khi mang thai thì sẽ ảnh hưởng đến bào thai. Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể khiến thai nhi ngừng phát triển, thai chết lưu. Sau đây là một số bệnh nguy hiểm dễ mắc phải và ảnh hưởng đến thai nhi mẹ bầu nên biết:

– Bệnh sởi: Thai nhi có thể bị biến dạng, chết lưu, sảy thai hoặc sinh non

– Bệnh quai bị: Thai nhi bị chết lưu, sinh non hoặc bị dị tật bẩm sinh

– Bệnh rubella: 90% thai nhi sẽ bị dị tật não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục nếu trong 3 tháng đầu mẹ bị nhiễm virus này

– Bệnh thủy đậu: Nếu mẹ bị bệnh thủy đậu trong tuần thứ 8 – 20 thì bào thai có khả năng bị dị tật bẩm sinh. Trường hợp mẹ bị trước sinh hoặc sau sinh thì trẻ có nguy cơ cao bị bệnh thủy đậu sơ sinh thậm chí là tử vong

– Bệnh cúm: Tuy không gây biến chứng cho bà bầu nhưng nếu mẹ bị cúm trong giai đoạn mang thai thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi đặc biệt là trong 3 tháng đầu

– Bệnh viêm gan B: Khả năng bé sẽ bị xơ gan hoặc ung thư gan khi trưởng thành rất cao.

Thai nhi được hưởng miễn dịch nếu mẹ bầu tiêm phòng

Mẹ tiêm phòng đồng nghĩa với việc trẻ sau khi chào đời cũng được hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ. Thực tế có rất nhiều loại vắc xin tốt có khả năng giúp thai nhi tăng sức đề kháng khi trong bụng mẹ.

Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai an toàn

Nhiều chị em e ngại sợ tiêm vắc xin sẽ gây hại. Tuy nhiên, theo bộ y tế, chỉ cần mẹ tuân thủ đúng quy định về an toàn tiêm chủng, các vắc xin này an toàn không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé!

Các loại vắc xin tiêm phòng cho bà bầu đều có nguồn gốc rõ ràng hầu hết đều là các loại vắc xin tái tổ hợp hoặc vắc xin bất hoạt, không phải từ nguồn gốc vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

CÁC MŨI TIÊM VÀ LỊCH TIÊM PHÒNG CHO BÀ BẦU

Tiêm phòng trước khi mang thai

– Sởi, quai bị, rubella: Đây là bệnh khá phổ biến ở Việt nam, có thể lây qua đường hô hấp. Trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, bé sinh ra có thể bị dị tật hoặc suy dinh dưỡng thậm chí là thai chết lưu. Vì vậy nếu có kế hoạch sinh em bé, các bạn nên đến ơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella. Hãy tiêm trước 3-6 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu nhé! Tuyệt đối không tiêm khi biết mình đã mang thai!

lịch tiêm phòng cho bà bầu

– Thủy đậu: Nếu trước đây, chị em chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu hoặc không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu. Đây cũng là một trong những bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng có thể khiến sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não …

==> Lịch tiêm phòng cho bà bầu được khuyến cáo: Tiêm 2 mũi trước khi có thai ít nhất là 1-3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.

lịch tiêm phòng cho bà bầu

– Viêm gan B: Căn bệnh này có thể lây nhiễm qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Do đó, chị em nên đi xét nghiệm viêm gan B để bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng. Có 2 loại vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn bao gồm: Engerix B 1ml (Bỉ) và Euvax B 1ml (Hàn Quốc).

lịch tiêm phòng cho bà bầu

==> Lịch tiêm phòng cho bà bầu được khuyến cáo:

  • Lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng
  • Mũi 3 cách mũi 1: 6 tháng

– Cúm: Mẹ bị cảm cúm trong giai đoạn thai kỳ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng cuối. Bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật. Nhưng nếu mẹ tiêm vắc xin phòng cúm sẽ giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch.

lịch tiêm phòng cho bà bầu

Mẹ nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai hoặc bất cứ độ tuổi nào của thai kỳ cũng được. Hiện nay, vắc xin ngừa cúm có 3 loại cơ bản: Influvac 0.5ml (Hà Lan), CG Flu 0.5ml (Hàn Quốc) và Vaxigrip 0,5ml (Pháp).

==> Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm một lần, có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

– Bạch hầu, ho gà: tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4- 64 tuổi. Đây cũng là vắc xin cần tiêm trước khi mang bầu để phòng ho gà sơ sinh cho con.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ

Ngoài việc phải tiêm phòng trước khi mang thai, thì trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng phải thực hiện đủ các mũi tiêm. Theo chỉ định của bác sĩ, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần được tiêm:

– Vắc xin phòng ngừa uốn ván:

Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỉ lệ tử vong khá cao. Nếu trẻ sơ sinh không may mắc uốn ván rốn thỉ tỉ lệ tử vong lên tới 95%. Do vậy, mũi tiêm phòng uốn ván rất quan trọng. Chúng sẽ giúp mẹ bảo vệ mẹ và bé tránh được các tác nhân gây hại bên ngoài nhất là khi chuyển dạ có thể ngăn trực khuẩn uốn ván tấn công mẹ và bé!

Lịch tiêm uốn ván cho mẹ:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ;
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng;
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau;
  • Mũi 4: Sau mũi tiêm thứ 3 1 năm hoặc kỳ có thai lần sau;
  • Mũi 5: Cách thời điểm tiêm mũi thứ 4 1 năm
  • Mũi 6: Cách thời điểm tiêm mũi thứ 5 khoảng 10 năm

lịch tiêm phòng cho bà bầu

– Tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung:

Với chị em dưới 26 tuổi thì nên tiêm vắc xin này! Trong quá trình tiêm mà mang thai thì chị em nên dừng tiêm nhé, đến khi sinh xong thì tiêm mũi tiếp theo. Các bạn nhớ trong 2 năm phải hoàn tất 3 mũi tiêm.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Nếu đây là lần đầu tiên chị em mang thai, các bác sĩ thường khuyên mọi người nên tiêm phòng trước khi mang thai đối với các loại vacxin: cúm, thủy đậu, sởi, quai bị,…

Trong quá trình mang thai, nếu chưa biết tiểu sử tiêm phòng uốn ván thì chị em nên tiêm uốn ván liều cơ bản với 2 mũi: thai nhi từ tuần 20 trở đi và mũi thứ 2 sau sinh 1 tháng. Ngoài ra, nếu chưa hoàn thành các mũi tiềm ngừa cùm, viêm gan B thì sau sinh các mẹ nên bổ sung.

Lịch tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lần 2

Khác với lần đầu, mang thai lần 2, lịch tiêm phòng cho mẹ bầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vắc xin tiêm, thời gian tiêm. Khi mang thai lần 2, chị em nên làm xét nghiệm trước để kiểm tra các kháng thể còn lại từ lần đầu tiêm vắc xin. Mẹ nên chú ý các loại vắc xin có hiệu lực trong vài năm. Với các loại vắc xin cần tiêm hàng năm, hay đối với vacxin uốn ván lịch tiêm sẽ khác với lần đầu và phụ thuộc vào thời gian tiêm mũi cuối cùng.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3

Mang thai lần 3 lịch tiêm phòng cũng tương đối giống lần 2. Bà bầu cũng cần thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra lượng kháng thể trong cơ thể để có biện pháp bổ sung các loại vắc xin hợp lý.

TIÊM PHÒNG CHO BÀ BẦU Ở ĐÂU?

Top địa chỉ tiêm phòng cho bà bầu ở Hà Nội uy tín nhất 2019

Tại Hà Nội, chị em có thể tham khảo 1 số địa chỉ tiêm phòng uy tín dưới đây nhé!

– Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội: Địa chỉ tin cậy hàng đầu trong tiêm phòng cho bà bầu. Tại đây cung cấp rất nhiều loại vắc xin  đa dạng về chủng loại và xuất xứ.

  • 50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263
  • 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268
  • Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)

– Các trung tâm tiêm phòng: Đây cũng là địa chỉ tiêm phòng uy tín mà các mẹ nên tham khảo.

  • Phòng tiêm chủng quốc tế:số 3 Ông Bích Khiêm. ĐT: 04. 3733.9803
  • Trung tâm tiêm phòng: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04.3768.5512
  • Phòng tiêm chủng SAFPO: Địa chỉ: 135 Lò Đúc. ĐT: 04. 39727071

– Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec: Bệnh viện tập trung đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, máy móc hiện đại cùng nhiều loại vacxin chất lượng cao. Địa chỉ: số 458 Phố Minh Khai, Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng

lịch tiêm phòng cho bà bầu

Địa chỉ tiêm phòng cho bà bầu ở Hồ Chí Minh

Nếu ở Hồ Chí Minh, mọi người có thể đến những địa chỉ dưới đây để hoàn thành các mũi tiêm trước và trong khi mang thai:

  • Viện Pasteur: Với đầy đủ các loại vacxin cùng đội ngũ bác sĩ trình độ cao, đây là địa chỉ tiêm phòng tin cậy của nhiều bà mẹ khi mang thai. Địa chỉ: Số 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3
  • Bệnh viện Từ Dũ: Bệnh viện Phụ sản lớn nhất Hồ Chí Minh với các dịch vụ sinh đẻ, khám thai và tiêm phòng. Địa chỉ: 248 Cống Quỳnh, Quận 1
  • Bệnh viện Đại học Y dược Hồ Chí Minh: Nơi tập trung đội ngũ y bác sĩ giỏi, đa dạng nhiều loại vacxin giúp các mẹ bầu thuận tiện hơn trong tiêm phòng. Địa chỉ: Số 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG CHO BÀ BẦU

Sau khi thực hiện các mũi tiêm đặc biệt là tiêm phòng uốn ván, bà bầu thường gặp phải hiện tượng sốt nhẹ, vị trí tiêm bị sưng, đau. Đây là hiện tượng bình thường sau 1-2 ngày sẽ hết nhé, không cần dùng thuốc đâu. Để hạ sốt, chị em có thể dùng 1 vài cách dưới đây:

  • Dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, dễ thở hơn
  • Chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người
  • Bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin vào thực đơn. Mọi người có thể tham khảo tại đây nhé!
  • Không sử dụng thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ
  • Nếu tình trạng sốt kéo dài từ 4 ngày, mệt mỏi và ngủ li bì thì mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé!

Trên đây là những thông tin liên quan đến lịch tiêm phòng cho bà bầu chị em cần biết! Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với mọi người!

Viết một bình luận

""