Rơ lưỡi rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Công việc giống như bạn đánh răng hàng ngày. Nếu răng miệng của bé không được chăm sóc cẩn thận ngay từ đầu sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Do đó, mẹ cần biết cách rơ lưỡi cho trẻ đúng chuẩn để có hiệu quả tốt nhất đồng thời đảm bảo an toàn cho bé. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần phải rơ lưỡi trẻ sơ sinh ?
Thực tế rất nhiều bậc cha mẹ bỏ qua bước này trong quá trình chăm sóc con cái. Họ chưa hiểu đúng tầm quan trong của việc rơ lưỡi cho bé, chưa lường trước được những hệ quả nếu trẻ không được rơ lưỡi hàng ngày.
Theo các bác sĩ, chuyên gia, trẻ sơ sinh thương có cặn sữa bám trên lỡi. Nếu bạn không làm sạch cặn sữa bé sẽ cảm thấy khó chịu, lười bú thậm chí gây nguy cơ nhiễm khuẩn, mắc bệnh do vi trùng tăng lên, các vấn đề về nướu cũng như các vấn đề nha khoa khác sẽ xuất hiện. Thế nên, các mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé hàng ngày, giữ miệng bé sạch sẽ. Như thế, bé sẽ bú tốt hơn đồng thời ngăn ngừa các bệnh về nấm lưỡi, tưa lưỡi.
Rơ lưỡi cho bé như thế nào? Có cần rơ lưỡi hàng ngày cho bé không?
Nhiều mẹ thắc mắc bao lâu thì cần rơ lưỡi cho bé? Có phải thực hiện hàng ngày không? Các bác sĩ khuyến cáo, tùy từng trường hợp cụ thế, mẹ sẽ áp dụng các cách và số lần khác nhau. Cụ thể:
Trẻ bú mẹ hoàn toàn
Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, lưỡi của bé được cọ vào núm ti mẹ nên rất ít khi bị đọng cấn sữa. Do đó, mẹ không cần phải rơ lưỡi cho bé hàng ngày. Khoảng 2-3 ngày mẹ thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé 1 lần là được.
Trẻ bú sữa mẹ + sữa ngoài
Nếu mẹ không đủ sữa cho bé, cần dùng thêm sữa công thức nữa, thì mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày 1 lần cho trẻ. Thời điểm thích hợp nhất là sau khi tắm xong cho bé nhé! Bên cạnh đó, sau mỗi lần cho bé ti bằng bình xong, mẹ nên cho bé uống từ 1-2 thìa nước ấm. Như thế sẽ giúp tráng miệng bé sạch sẽ.
Trẻ bú ngoài hoàn toàn
Nếu bé phải dùng sữa công thức 100%, lưỡi bé sẽ dễ bị đóng cặn. Nếu mẹ không rơ lưỡi sẽ khiến bé bị tưa lưỡi, đen lưỡi . Lâu dần, bé sẽ gặp phải tình trạng viêm lưỡi, viêm họng, lười bú, ảnh hưởng tới vị giác của bé.
Thế nên, mẹ cần cho bé tráng miệng từ 1-2 thia nước ấm sau mỗi lần ti bình và rơ lưỡi 2 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong khoảng 2 tiếng. Tuyệt đối, mẹ không được rơ lưỡi cho bé sau khi ăn để tránh tình trạng bé bị ọc sữa. Trước khi ăn cũng không nên bé sẽ rất dễ bị nôn khan do bụng còn rỗng.
Trong trường hợp mẹ nhận thấy lưỡi bé bị đen, đau lưỡi hoặc biếng ăn thì cần phải đưa bé đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé!
Các cách rơ lưỡi cho trẻ hiệu quả nhất
Có nhiều cách rơ lưỡi cho bé nhưng theo các chuyên gia, 4 cách rơ lưỡi dưới đây được coi là an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ.
Cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý
Đây là cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh – 4 tháng tuổi. Mẹ cần chuẩn bị:
- Một miếng gạc sạch đã được thanh trùng (các mẹ mua ở nhà thuốc)
- Nước muối sinh lý
- Bát nhỏ
Bước thực hiện: Mẹ rửa tay thật sạch rồi lấy nước muối sinh lý cho vào bát nhỏ. Sau đó, mẹ luốn miếng gạc để rơ lưỡi và ngón tay trỏ của mẹ chấm vào bát nước muối sinh lý. Mẹ dùng một bé bế bé chắc chắn, ngón tay đeo miếng gạc đặt vào miệng trẻ. Mẹ rơ lưỡi cho bé từ 2 bên má, lợi rồi làm sạch vùng lưỡi.
Gạc Vệ Sinh Răng Miệng Cho Bé (25 Miếng)
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước muối sinh lý nhưng không phải sản phẩm cũng phù hợp an toàn cho bé yêu của bạn đâu. Vừa qua rất nhiều cơ sở bị phát giác sản xuất nước muối sinh lý không đảm bảo chất lượng khiến nhiều mẹ hoang mang làm sao chọn được nước muối sinh lý chuẩn cho trẻ sơ sinh. Các mẹ lưu ý 1 số điểm dưới đây nhé!
- Tìm hiểu xuất xứ sản phẩm rõ ràng: Mẹ chỉ chọn nước muối sinh lý có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo độ an toàn đã được kiểm chứng.
- Chọn hàng phân phối chính hãng: Không phải hàng xách tay đều tốt đâu. Nếu mẹ không có người quen trực tiếp xách tay về thì không nên lựa chọn hàng xách tay. Tốt nhất mẹ nên chọn lựa các hãng được phân phối chính thức tại Việt Nam để đảm bảo chất lượng nhất.
- Nước muối sinh lý đơn liều:
- Trên thị trường có 2 lựa chọn cho mẹ là: Nước muối sinh lý đơn liều và Nước muối sinh lý chai 500ml hoặc lọ 5ml. Nước muối được đóng thành từng lọ hoặc chai với dung tích lớn thường được các mẹ sử dụng trong 1-2 tuần. Nước muối đơn liều được đóng thành từng ống nhỏ với dung tích chỉ sử dụng trong 1 ngày. Trước kia tâm lý của nhiều bà mẹ sử dụng nước muối đa liều để tiết kiệm nhưng hiện nay, với nhu cầu an toàn hơn, nhiều bà mẹ đã chuyển sang sử dụng nước muối đơn liều vì tính an toàn cao. Nước muối đơn liều chỉ sử dụng riêng cho bé và dùng trong 1 ngày nên tuyệt đối an toàn và không lây nhiễm chéo.
Hiện nay, nước muối sinh lý Fysoline được coi là nước muối sinh lý số 1 dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm là hàng chính hãng của thương hiệu của Pháp với hơn 100 năm kinh nghiệm.
Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý đơn giản, dễ làm, an toàn
Nước muối sinh lý Physiodose là dung dịch Sodium chloride (NaCl) sinh lý nồng độ 0.9% được xử lý tiệt trùng bằng phương pháp hiện đại theo tiêu chuẩn CE 0459 của cộng đồng Châu Âu, không sử dụng chất bảo quản, không gây dị ứng, được đóng gói phân liều dùng một lần rất tiện lợi và an toàn cho bé. Thiết kế đầu ống tròn mẹ có thể dùng trong nhiều trường hợp có thể rơ lưỡi cho bé hoặc nhỏ mũi cho bé. Đây là dòng nước muối sinh lý đơn liều, không lây nhiễm chéo.
Hiện tại trên Tuicare, hộp 12 lọ/ 5ml có giá là 48k. Bạn có thể đến cử hàng gần nhất hoặc đặt qua link này nhé!
ĐẶT MUA NƯỚC MUỐI SINH LÝ FYSOLINE
Cách rơ lưỡi bằng lá cỏ mực hoặc lá rau ngót
Phương pháp rơ lưỡi này hiệu quả, an toàn cho bé trên 5 tháng tuổi. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Một miếng gạc sạch đã được thanh trùng
- Vài lá cỏ mực hoặc lá rau ngót
- Muối + Bát nhỏ
Bước thực hiện: Mẹ rửa sạch lá cỏ mực hoặc rau ngót, ngâm 10 phút trong nước muối vớt ra cho ráo nước. Đun sôi lá cỏ mực hoặc lá rau ngót sau đó Vớt lá cỏ mực (hoặc lá rau ngót) ra và giã dập, chắt lấy nước cho vào bát nhỏ.
Rau ngót cần phải rửa sạch, không có thuốc trừ sâu
Mẹ rửa tay sạch rồi luồn miếng gạc vào 1 ngón tay chấm vào bát nước lá rau ngót hoặc lá cỏ mực đã chuẩn bị ở trên. Mẹ cũng bế bé bằng 1 tay, ngón tay có miếng gạc đặt vào miệng trẻ. Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi.
Rơ lưỡi bằng mật ong
Đây là cách rơ lưỡi cho trẻ từ 1 tuổi trở lên rất phổ biến được nhiều mẹ áp dụng nhất. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé khá hoàn thiện, hạn chế tình trạng dị ứng, ngộ độc mật ong. Cách rơ lưỡi này không phù hợp cho các bé dưới 1 tuổi. Nếu thực hiện, bé sẽ có nguy cơ bị ngộ độc nặng vì trong mật ong có chứa chất clostridium botulium gây nguy hiểm cho hệ thần kinh.
Cách rơ lưỡi bằng mật ong như sau: Mẹ cần mua mật ong rừng nguyên chất nhé! Sau đó, mẹ quấn gạc sạch quanh ngón tay, nhúng vào mật ong và rơ khắp vòm miệng, cuối cùng là lưỡi. Sau khi rơ lưỡi cho bé xong, mẹ đừng quên cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.
Dùng lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ
Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch lưỡi rất an toàn cho bé. Mẹ chỉ cần mua lá hẹ về rửa sạch hẹ, đập dập cho ít nước sôi vào khuấy đều, chắt nước, dùng nước đó rơ lưỡi. Cách này phù hợp cho các bé từ 4 tháng tuổi trở đi. Mỗi ngày mẹ thực hiện 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là các cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn nhất. Nếu các bạn cần hỗ trợ gì thêm hãy comment dưới bài viết nhé, mình sẽ tư vấn, giải đáp thêm cho mọi người!