Hiện nay, các món ăn dặm kiểu Nhật cho bé được yêu thích bởi sự khoa học và hiệu quả mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các mẹ chi tiết cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn cho con yêu của bạn. Bạn có thể tham khảo bài viết này trước khi nấu món ăn dinh dưỡng thơm ngon này cho bé .
Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho bé ăn ngày càng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Phương pháp này dành cho các bé từ 5 – 18 tháng tuổi. Thực đơn của các món ăn dặm rất đa dạng và phong phú, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Trong thực đơn không dùng bột mà là các thực phẩm như củ cải, các loại rau, trái cây, các loại thịt thái nhỏ.
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp chế biến thực phẩm luôn giữ lại hương vị nguyên bản của thức ăn.Từ đó kích thích trẻ ăn nhai thức ăn và ăn ngon miệng hơn. Một điểm nổi bật của phương pháp này là có cách bày trí thức ăn rất đẹp và ưa nhìn khiến bé nhìn là muốn ăn ngay.
Ăn dặm kiểu Nhật chia thành giai đoạn như nào?
Ăn dặm kiểu Nhật chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai có những cách nấu cháo ăn dặm khác nhau để phù hợp với sự phát triển của bé. Dưới đây là cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cực nhanh cho bé cực đơn giản mà ai cũng có thể làm được trong tích tắc.
Giai đoạn 1 (từ 5-6 tháng tuổi)
Giai đoạn này bé vẫn chưa ăn được những thức ăn cứng như thịt heo, thịt gà mà chỉ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt. Các thức ăn nấu cùng cháo ăn dặm như rau củ, đậu phụ, trái cây,… phải được nghiền nhuyễn thì trẻ mới ăn được. Do lúc này bé chỉ ăn được những món đơn giản nên cách nấu cực nhanh và đơn giản. Ngoài ra vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên cháo ăn dặm không nên thêm gia vị vào để tránh tổn thương đến dạ dày.
Cháo cà rốt
Nguyên liệu: 20g củ cà rốt tươi, 100g cháo trắng.
Cách chế biến: rửa sạch cà rốt sau đó luộc chín cà rốt rồi nghiền nhỏ trộn đều vào cháo cho bé ăn. Như vậy là đã hoàn thành xong món cháo cà rốt. Món cháo ăn dặm kiểu Nhật dinh dưỡng này sẽ có màu cam trông rất ngon mắt. Đây là cách chế biến cháo ăn dặm kiểu Nhật đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Súp sữa bí đỏ
Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 60ml sữa tươi.
Cách chế biến: bí đỏ luộc cho chín mềm, nghiền nhỏ và cho sữa vào nấu, vừa để lửa nhỏ vừa khuấy đều tay cho đến khi súp chín nhừ.
Súp sữa đậu nành trộn chuối
Nguyên liệu: ¼ trái chuối chín tới, sữa đậu nành.
Cách chế biến: đem chuối nghiền thật nhuyễn rồi đổ sữa đậu nành vào tiếp tục nghiền cho sữa thấm vào chuối và có dạng sệt là có thể cho trẻ ăn.
Cháo bánh mì sữa chua
Nguyên liệu: 5 miếng bánh mì gối, 1 hũ sữa chua tươi ngon, 50ml nước lọc.
Cách chế biến: bỏ phần viền bánh mì, chỉ lấy phần ruột bánh. Xé vụn phần ruột bánh mì gối rồi cho vào nồi đun với nước lọc. Đợi khi nước sôi thì sữa vào, đun đến khi sệt lại và toả hương thơm. Món cháo có cách làm đơn giản và chín chỉ trong 5 phút. Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật này sẽ rất tiện cho các mẹ không có nhiều thời gian nấu ăn cho bé.
Cháo đậu cô ve
Nguyên liệu: 100g cháo trắng, 20g đậu cô ve.
Cách chế biến: đậu cô ve rửa sạch, cho đậu cô ve vào nồi luộc chín. Nghiền nhỏ đậu thật nhuyễn và trộn đều với cháo trắng cho đến khi cháo có màu xanh nhạt đẹp mắt.
Cháo rau chân vịt
Nguyên liệu: rau chân vịt, 100g cháo trắng.
Cách chế biến: rửa sạch rau chân vịt, bỏ phần cọng chỉ lấy phần lá. Thái nhuyễn rau chân vịt và trộn đều vào cháo cho bé. Cháo sẽ có màu xanh nhạt và hương vị rất thơm ngon. Đây là cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật vừa bổ dưỡng nhưng cũng rất nhanh chóng mà các mẹ nên biết.
Giai đoạn 2 (từ 7-8 tháng tuổi)
Ở giai đoạn 2 bé đã có thể ăn được những món ăn thô hơn và thức ăn ở giai đoạn này không cần nghiền quá nhuyễn. Chỉ cần băm nhỏ là bé có thể ăn được. Bé có thể ăn được các loại cá như cá hồi, cá thịt trắng,… và dễ dàng nuốt thức ăn. Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn này nhìn chung cũng giống giai đoạn trước. Nhưng có điểm khác là trong thực đơn có các món cháo cá, gan nhiều hơn cháo rau củ.
Cháo bông cải nấu cá thịt trắng
Nguyên liệu: 20g bông cải, 20g cá thịt trắng, 100g cháo trắng.
Cách chế biến: cá thịt trắng và bông cải rửa sạch, cắt nhỏ và đem luộc. Sau khi luộc chín thì cho cải và cá vào nồi cháo đun nóng cho chín nhừ.
Cháo khoai tây cá hồi
Nguyên liệu: 20g khoai tây, 20g cá hồi, 100g cháo trắng.
Cách chế biến: khoai tây rửa sạch, loại bỏ vỏ và cắt nhỏ còn cá thì làm sạch, băm nhuyễn. Luộc cá hồi, khoai cho chín rồi nghiền nhỏ và trộn với cháo trắng nóng hổi.
Cháo trứng khoai lang
Nguyên liệu: 1 quả trứng, 20g khoai lang, 100g cháo trắng.
Cách chế biến: khoai lang rửa sạch và luộc chín rồi thái nhỏ còn trứng chỉ lấy lòng đỏ. Đun nóng cháo cho sôi rồi cho khoai lang đã thái và lòng đỏ trứng vào, khuấy đều. Đun cho đến khi cháo chín và toả hương thơm. Món ăn này giúp bé hết táo bón nhanh hơn đó! Nếu bé nào đang trong tình trạng này thì mẹ nên áp dụng ngay nhé!
Cháo bí đỏ hạt sen
Bí đỏ là một loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng. Khi kết hợp bí đỏ với các nguyên liệu các một cách hợp lý sẽ tạo thành một món ăn dặm thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé.
Nguyên liệu: 100g cháo trắng, 20g hạt sen, 20g bí đỏ.
Cách chế biến: hạt sen bóc hết vỏ, làm sạch còn bí đỏ rửa sạch, cắt bỏ vỏ và thái nhỏ thành từng miếng. Đem bí đỏ và hạt sen đi luộc chín rồi tán nhỏ trộn đều với cháo trắng.
Cháo bánh mì sandwich cá hồi
Cá hồi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp DHA, omega-3 giúp bé thông minh, phát triển trí tuệ. Cá hồi kết hợp với bánh mì sandwich sẽ giúp bé có món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho mắt và trí não.
Nguyên liệu:5 miếng bánh sandwich, 20g cá hồi, 50ml nước lọc.
Cách chế biến: sơ chế bánh mì sandwich bằng cách bỏ phần viền bánh, lấy phần ruột bánh. Xé nhỏ phần ruột bánh đồng thời băm nhỏ cá hồi và luộc chín. Đun sôi nước rồi cho bánh mì đã xé nhỏ và cá hồi đã luộc vào, đun đến khi cháo sệt lại là vừa ăn.
Cháo khoai tây nấu đậu Hà Lan
Súp khoai tây và đậu Hà Lan là một món ăn rất bổ dưỡng cho những bé biếng ăn hay bé bị suy dinh dưỡng và rất phù hợp cho bé 7 tháng ăn dặm kiểu Nhật. Khoai tây rất dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều năng lượng. Do hàm lượng calorie cao, tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn khoai tây từ khi bé 7 – 10 tháng tuổi.
Súp khoai tây đậu hà lan cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp ngăn chặn sự phát triển của virus cúm. Mẹ nên cho bé ăn thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
- Nguyên liệu: 20g khoai tây, 10g đậu Hà Lan, 100g cháo trắng.
- Cách chế biến: rửa sạch, loại bỏ vỏ của đậu Hà Lan. Sau khi làm sạch khoai tây thì cắt hạt lựu. Cho cả hai vào nồi và luộc chín, sau khi chín thì tán nhỏ hỗn hợp vừa luộc và trộn đều với cháo trắng tạo thành món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng.
Cháo cá hồi bí đỏ
Nguyên liệu: 20g cá hồi, 20g bí đỏ và 100g cháo trắng.
Cách chế biến: cá hồi và bí đỏ rửa sạch, cắt nhỏ và luộc chín rồi cho vào nồi cháo trắng, khuấy đều tay. Đợi khoảng ít phút cho nồi cháo chín đều thì có thể cho bé ăn món cháo ăn dặm này. Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật này vừa đảm bảo dinh dưỡng nhưng không gây ngán nên bé rất thích thú khi ăn dặm.
Giai đoạn 3 (từ 9-11 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn được các món thịt như thịt gà, heo, bò,… Răng của bé đã phát triển hơn nên dễ dàng ăn được những món này. Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn này cũng có sự thay đổi. Bạn đã có thể thêm gia vị vào món cháo thay vì không dùng gia vị như trước đây.
Cháo tôm mướp
Nguyên liệu: 3 con tôm, ¼ trái mướp, 100g cháo trắng, gia vị, hành lá.
Cách chế biến: bóc vỏ tôm, bỏ đầu, đuôi của con tôm và băm nhuyễn. Đem luộc tôm và mướp đã cắt nhỏ rồi đun cùng cháo trắng và nêm gia vị, hành lá.
Cháo thịt gà băm nấu khoai môn
Nguyên liệu: 20g thịt gà, ⅙ củ khoai môn và 100g cháo trắng.
Cách chế biến: khoai môn rửa sạch, lột bỏ vỏ, cắt hạt lựu và luộc. Thịt gà đem luộc và nghiền nhuyễn. Cho thịt và khoai môn vào nồi cháo trắng đã chuẩn bị và đun nóng cho chín mềm.
Cháo bí đỏ xào thịt gà
Nguyên liệu: 25g thịt gà, 20g bí đỏ và 100g cháo trắng.
Cách chế biến: rửa sạch và cắt nhỏ bí đỏ và băm nhuyễn thịt gà. Bí đỏ đem luộc chín còn thịt gà thì đem xào. Cuối cùng là bí đỏ và thịt gà xào vào cháo nóng và bổ sung gia vị và hành lá.
Cháo yến mạch rau củ
Nguyên liệu: 35g yến mạch, 20g củ cải, 20g khoai lang, gia vị.
Cách chế biến: cắt hạt lựu củ cải và khoai lang sau khi rửa sạch rồi đem luộc chín. Ngâm yến mạch trong nước cho nở rồi đun nóng. Tiếp tục cho hỗn hợp khoai lang, củ cải vào đun chín và nêm gia vị.
Cháo thịt bò cải thảo
Nguyên liệu: 20g thịt bò, 20g cải thảo, 100g cháo trắng, gia vị.
Cách chế biến: băm nhuyễn thịt và cắt khúc cải thảo sau khi rửa sạch. Xào sơ qua cải thảo và thịt bò cho săn đều và thơm rồi trộn với cháo trắng và gia vị.
Cháo tim heo hầm khoai tây
Nguyên liệu: 20g tim heo, 20g khoai tây, 100g cháo trắng, gia vị.
Cách chế biến: tim heo và khoai tây sau khi làm sạch thì luộc chín băm nhỏ. Trộn đều phần vừa băm nhỏ và cháo trắng và đun nóng. Tim heo cần cắt nhuyễn để bé dễ ăn nhưng khoai tây thì cắt nhỏ vừa và hơi thô. Cách chế biến cháo ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn này không cần thức ăn mềm phải nhuyễn vì bé đã phát triển răng, lưỡi rất nhiều nên có thể ăn thức ăn thô.
Cháo cá hồi phô mai
Nguyên liệu: 2 miếng phô mai, 20g cá hồi, 100g cháo trắng, gia vị.
Cách chế biến: cá hồi thái nhỏ luộc chín và cho vào nồi cháo trắng đun tiếp. Đến khi gần chín thì cho 2 miếng phô mai vào đun và nêm gia vị.
Giai đoạn 4 (từ 12- 15 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, bé đã gần kết thúc việc ăn dặm và sắp bắt đầu ăn cơm như người lớn. Bé có thể ăn được những thức ăn cứng hơn và các món thịt như thịt heo, thịt bò, gà. Các món thịt xuất hiện nhiều trong thực đơn Thực đơn ăn dặm cũng đa dạng và phong phú hơn. Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé cũng phức tạp hơn và tốn nhiều công hơn.
Cháo đậu xanh thịt heo
Nguyên liệu: 10g đậu xanh, 100g cháo trắng và 20g thịt heo, gia vị
Cách chế biến: đậu xanh rửa sạch, đãi vỏ, thịt heo làm sạch, băm nhuyễn. Đem cả hai luộc chín cho vào nồi cháo trắng đã nấu và nêm gia vị vừa ăn.
Cháo lươn khoai tây
Nguyên liệu: 50g lươn, 20g khoai tây, 100g cháo trắng và gia vị.
Cách chế biến: Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật này dù dùng nhiều nguyên liệu hơn nhưng cách làm vẫn khá dễ. Đầu tiên làm sạch lươn rồi đem hấp, sau khi hấp chín thì lóc bỏ xương và cắt nhỏ. Cho phần thịt lươn vừa chế biến và khoai tây đã hấp chín, thái nhỏ vào nồi cháo trắng, khuấy đều. Cho thêm gia vị cho vừa ăn là có thể cho bé ăn.
Cháo thịt bò rau ngót
Nguyên liệu: 20g thịt bò, 20g rau ngót, 100g cháo trắng, gia vị.
Cách chế biến: rau ngót tuốt lấy lá, rửa sạch và cắt nhỏ. Thịt bò thái nhỏ ngâm qua nước sôi cho mềm rồi luộc chín. Cho rau ngót và thịt bò vào cháo đun chín và cho thêm gia vị.
Cháo gan gà rau củ
Nguyên liệu: 20g gan gà, 20 củ cải, 20 bông cải, 100g cháo trắng, hành lá, gia vị.
Cách chế biến: gan gà, củ cải, bông cải đem rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào nồi cháo nóng đun kỹ cho đến khi chín đều. Bạn có thể áp dụng cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật này để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
Cháo tôm khô trứng gà
Nguyên liệu: 10g tôm khô, 1 quả trứng, 100g cháo trắng, gia vị.
Cách chế biến: tôm khô đem ngâm nước cho nở ra rổ cho vào nồi cháo trắng nóng hổi. Cho lòng đỏ trứng gà vào cháo và khuấy đều. Khi thấy tôm khô và trứng chín thì các mẹ nêm nếm lại gia vị, tắt bếp và cho bé ăn món cháo này.
Cháo cà rốt nấu thịt heo xào
Nguyên liệu: 100g cháo trắng, 20g cà rốt, 20g thịt heo, hành lá, gia vị.
Cách chế biến: thịt heo làm sạch, thái nhỏ rồi cho vào chảo xào sơ qua. Cà rốt rửa sạch, thái nhỏ rồi đem luộc. Cho cả hai vào cháo trắng đã chuẩn bị và trộn đều, thêm hành lá gia vị cho vừa ăn. Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn này phức tạp hơn những giai đoạn trước nhưng nhìn chung vẫn khá dễ làm và tốn ít thời gian.
Cháo trắng nấu thịt bò xào
Nguyên liệu: 100g cháo trắng, 20g thịt bò, gia vị, hành lá.
Cách chế biến: làm sạch thịt bò rồi cắt nhỏ và xào cho săn lại. Đun nóng phần cháo đã chuẩn bị trước và cho thịt bò vừa xào vào. Cuối cùng các mẹ nêm thêm gia vị và hành lá vừa ăn.
Trên đây là những cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn. Đó đều là phổ biến nhất và có hương vị thơm ngon nhất kích thích sự thèm ăn của bé. Các mẹ có thể dựa vào những công thức này để xây dựng thực đơn cho bé. Từ đó hình thành một thói quen ăn dặm khoa học và hiệu quả cho con yêu của bạn.
>>> Tham khảo: Sữa Riso Opti Gold có tốt không? Có tăng cân không? Mùi vị thế nào? <<<